Hotline: 0913 836 861 - 0985 996 695
  • en
  • vi

Tin tức và ưu đãi

08/11/2019

9 dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của làn môi

Làn môi của chúng ta vốn mỏng manh và mềm mại. Da vùng môi chỉ chứa ⅓ lớp tế bào so với làn da thông thường. Môi cũng thiếu các tuyến mồ hôi nên cần được dưỡng ẩm nếu không sẽ dễ nứt nẻ. Làn môi cũng là nơi ẩn chứa thông tin hữu ích về tình trạng sức khỏe. Dưới đây là 9 dấu hiệu và triệu chứng của môi có ý nghĩa đối với sức khỏe.

1.Tê môi

Tê ngứa môi có thể là do căng thẳng hay tiếp xúc với môi trường lạnh. Tuy nhiên đây còn là một dấu hiệu của đột quỵ hay cơn thiếu máu não thoáng qua, xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn. Đôi khi ngộ độc thức ăn cũng gây tê bì môi và lưỡi, đặc biệt là sau khi ăn thực phẩm nhiễm độc hoặc thực phẩm bỏ ngoài tủ lạnh quá lâu.

2. Nẻ môi

Môi nẻ có thể do nhiều nguyên nhân, như thói quen liếm môi, do mỹ phẩm hoặc thời tiết khô lạnh. Những yếu tố trên làm khô hàng rào da vùng môi, dẫn đến kích ứng, viêm, bong vảy và nứt nẻ. Điều trị môi nẻ đơn giản bằng bôi sáp chống nẻ và uống đủ nước.

3.Vành đỏ quanh môi

Vành đỏ quanh môi là dấu hiệu của một vài bệnh. Bệnh phổ biến nhất là bệnh viêm da do liếm môi. Nguyên nhân là do thói quen liếm môi làm bay hơi lớp dầu tự nhiên của vùng da quanh môi, gây ngứa đỏ. Điều trị đơn giản bằng cách hạn chế thói quen liếm môi và dưỡng ẩm cho vùng da bị ảnh hưởng.

Phản ứng dị ứng đối với một số thức ăn như sữa, đậu nành, v.v cũng là một nguyên nhân gây vành đỏ quanh môi. Đa số các trường hợp sẽ tự biến mất sau khi thay đổi chế độ ăn triệu chứng.

4.Nứt khóe môi

Nứt khóe môi có thể là dấu hiệu cảnh báo thiếu dưỡng chất. Ví dụ như thiếu sắt khiến tế bào không kịp phân chia, dẫn đến nứt da. Vitamin B cũng là yếu tố góp phần làm nên làn da khỏe mạnh, do đó thiếu nhóm vitamin này cũng gây bệnh da liễu như nứt da. Thiếu kẽm cũng có thể dẫn đến nứt khóe miệng.

Nứt khóe miệng còn do bệnh tiểu đường. Nồng độ đường máu cao là điều kiện lý tưởng để các loại nấm sinh trưởng và lây nhiễm tại vùng da mỏng như khóe môi.

5.Môi run giật

Môi run hay co giật không chủ ý, xuất phát từ sự mất liên hệ giữa thần kinh chi phối và cơ. Nguyên nhân có thể từ đơn giản là do uống nhiều cà phê.

6.Chấm đen trên môi

Các chấm den trên môi có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân. Trong số đó tăng sắc tố da là hay gặp nhất, gây nên những vùng tối trên khuôn mặt. Dù các mảng sắc tố này sẽ mờ dần theo thời gian, song các quý cô có thể phòng tránh bằng cách dùng kem chống nắng để bảo vệ làn da trước ánh nắng mặt trời. Ăn thừa sắt cũng có thể dẫn đến tình trạng tương tự.

7.Môi xanh nhợt

Môi có màu đỏ hồng vì da ở khu vực này mỏng khiến quý cô dễ dàng quan sát được màu sắc mạch máu. Nếu làn môi chuyển từ màu đỏ hồng sang màu hồng nhợt là dấu hiệu của thiếu máu, đường huyết thấp hoặc do ít tiếp xúc với ánh nắng. Nặng hơn nữa, môi tím tái là dấu hiệu của thiếu oxy do bệnh tim hoặc bệnh phổi.

8.Môi bỏng rát

Nếu quý cô thấy bỏng rát môi mà không phải do ăn đồ cay nóng trong vòng 15 phút trước đó, thì đây có thể là triệu chứng của bệnh lý tiềm tàng đằng sau. Bỏng rát môi thường có liên quan đến thiếu vitamin B12. Tuy nhiên cảm giác này còn có thể do trầm cảm, lo âu và một số rối loạn tâm lý khác.

9.Bướu trên môi

U cục trên môi đa dạng từ kích thước đến biểu hiện triệu chứng. Phản ứng dị ứng có thể gây viêm, sưng phồng môi. Một loại virus phổ biến là HSV cũng cũng gây các vết phồng rộp nhỏ trên môi, quanh miệng.

Virus này thường vẫn “ngủ đông” trong cơ thể và hoạt động gây bệnh trở lại khi chúng ta mệt mỏi, căng thẳng hoặc thay đổi nội tiết tố. Chúng thường tự lành, nhưng cũng là dấu hiệu gợi ý quý cô đang quá căng thẳng và cần được ngủ nghỉ.

Hiếm hơn, những u cục trên môi còn là triệu chứng của ung thư. Chúng thường đi kèm với tính chất không biến mất và phát triển theo thời gian, lan dần vào trong khoang miệng.

 

Bài viết liên quan

error: Content is protected !!